Kinh tế Dresden

Trung tâm Hội nghị quốc tế Dresden

Năm 1990, Dresden—một trung tâm công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Dân chủ Đức—đã phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế của Liên Xô và các thị trường xuất khẩu khác ở Đông Âu. Cộng hòa Dân chủ Đức là quốc gia giàu có nhất trong khối phía Đông song đã phải đối diện với sự cạnh tranh từ Tây Đức sau khi thống nhất. Sau năm 1990, một hệ thống luật pháp và tiền tệ hoàn toàn mới đã được đưa vào, chi phí giúp vực dậy cơ sở hạ tầng ở miền Đông Đức chủ yếu đến từ phía Tây. Dresden có vị thế là một trung tâm đô thị lớn, đã phát triển nhanh chóng và nhất quán hơn so với hầu hết các khu vực khác ở Cộng hòa Dân chủ Đức cũ, song thành phố vẫn đối mặt với nhiều vấn đề xã hội và kinh tế bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống cũ, bao gồm cả mức thất nghiệp cao.

Cho đến khi các công ty nổi tiếng như Dresdner Bank dời Dresden trong thời kỳ cộng sản để tránh bị quốc hữu hóa, Dresden là một trong số các thành phố quan trọng nhất tại Đức. Thời kỳ cộng sản kéo dài cho đến năm 1990, thành phố có đặc điểm là tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với các thành phố ở Tây Đức. Các công ty và cơ sở sản xuất bị sụp đổ hoàn toàn khi họ bước vào nền kinh tế thị trường xã hội. Từ đó, kinh tế Dresden đã được phục hồi.

Tỉ lệ thất nghiệp dao động từ 13% đến 15% trong 20 năm đầu tiên sau khi tái thống nhất và vẫn ở mức tương đối cao.[26] Tuy nhiên, Dresden đã phát triển nhanh hơn so với mức trung bình của miền Đông và đạt GDP bình quân là 31.100 euro, bằng GDP bình quân của một số cộng đồng nghèo ở Tây Đức (con số trung bình của 50 thành phố lớn nhất nước Đức là 35.000 euro).[27]

Nhờ sự hiện diện của các trung tâm hành chính, một mật độ cao các viện nghiên cứu bán công lập và sự mở rộng thành công của lĩnh vực công nghệ cao đã giúp nâng cao thu nhập của cộng đồng cư dân, tỷ lệ lao động có trình độ cao lại một lần nữa đứng vào hàng cao nhất nước Đức và toàn châu Âu. Dresden thường xuyên được xếp trong số 10 thành phố lớn đáng sống tại Đức.